7 Sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp và cách khắc phục (PHẦN 2)

7 Sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp và cách khắc phục (PHẦN 2)

Sau khi đọc xong 3 trong 7 sai lầm tiếp thị lớn nhất phần 1, bạn có nhìn thấy đâu đó những sai lầm chính hay không? Hãy đọc và suy ngẫm tiếp nhé!

7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp
7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp

Sai lầm tiếp thị thứ 4: Không xác định và giải quyết nhu cầu của khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Có một sự thật – cũng chính là một sai lầm tiếp thị rằng đến 90% doanh nghiệp không bao giờ xác định chính xác nhu cầu, mong muốn hoặc yêu cầu của khách hàng & khách hàng tiềm năng – chính những người mà họ đang cố gắng để bán được hàng.

Hãy thử nghĩ xem, bạn là người đang mong muốn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho một ai đó nhưng lại không dành thời gian để tìm hiểu và hiểu họ. Điều này có thật sự hợp lý hay không? Dẫu vậy, thật sự vẫn rất ít doanh nghiệp nắm bắt được vấn đề này và không thật sự tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Sự thật là những công ty hiểu được nhu cầu khách hàng và cố gắng đáp ứng nhu cầu đó dường như luôn đạt hiệu quả kinh doanh vượt trội so với các doanh nghiệp khác. Bạn cũng có thể trở thành doanh nghiệp vượt trội với thành tích kinh doanh vượt bậc nếu dành thời gian để tìm hiểu những gì khách hàng của bạn cần và muốn. Hãy cùng tìm hiểu một chút nhé! 

Thông thường, để khiến ai đó yêu thích và ủng hộ công việc kinh doanh của bạn thì bạn phải cung cấp được một số lợi thế đáp ứng nhu cầu mà họ mong muốn. Hãy xem xét một số những nhu cầu và mong muốn của đa số các khách hàng nhé! 

Khách hàng của bạn mong muốn gì từ sản phẩm? Chất lượng sản phẩm tốt hơn, sản phẩm có nhiều tiện ích hơn? Hay họ mong muốn sản phẩm sử dụng được bền hơn, lâu dài hơn, nhiều chức năng hơn, tiết kiệm thời gian hơn? Sản phẩm có nhiều chức năng hơn và giúp họ có thể kiếm ra được nhiều tiền hơn? …

7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp
7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp
Hãy đánh giá và phân tích xem, khách hàng thật sự đang mong muốn điều gì từ sản phẩm, và cần được đáp ứng nhu cầu gì?
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không ai có thể là tất cả đối với tất cả mọi người, không ai – không thứ gì có thể hoàn toàn thoả mãn được tất cả mọi người. Vậy nên hãy xem xét xem đâu là điều doanh nghiệp bạn thật sự có thể đáp ứng, đâu là nhu cầu bạn có thể thoả mãn cho khách hàng. Đừng cố gắng làm mọi thứ theo yêu cầu của khách hàng dẫn đến việc khiến doanh nghiêp của bạn bị loãng và không có trọng tâm.
7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp
Sau đó, hãy nói chuyện với khách hàng, khách hàng tiềm năng, cho họ thấy quảng cáo và các ưu đãi mà bạn có thể đem lại. Theo dõi, phân tích và đánh giá mức độ phản hồi từ họ. Dần dần, họ sẽ cho bạn thấy họ muốn đáp ứng nhu cầu cụ thể nào nhất. Rồi từ đó, hãy xác định nhu cầu nào mà doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng được.

Tiếp theo, một việc cần lưu ý quan trọng không kém là hãy để cho khách hàng, khách hàng tiềm năng và cả thị trường ngành hàng của bạn biết bạn đang thật sự lắng nghe mong muốn, nhu cầu của khách hàng và từng ngày cố gắng nỗ lực để đáp ứng những điều đó. Thiếu sót điều này cũng là một sai lầm tiếp thị mà nhiều doanh nghiệp mắc phải. 

Điều đó như việc bạn đang khéo léo quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng, và đừng quên sử dụng những lợi thế bạn có thể đáp ứng cho khách hàng để làm quảng cáo cho doanh nghiệp. Hãy thể hiện điều đó trong từng nhân viên bán hàng để họ có thể truyền tải đến mọi khách hàng rằng bạn đang làm điều đó, đang giải quyết những nhu cầu mà họ mong muốn.

Khi bạn xác định chính xác nhu cầu của khách hàng là gì, và cam kết đáp ứng nhu cầu đó, hãy làm điều ấy và cho họ thấy. 

Nếu bạn xác định rằng dịch vụ là yếu tố trọng tâm trong doanh nghiệp bạn, thì hãy xây dựng đội ngũ nhân viên hiểu biết nhất và khôn khéo nhất, cung cấp dịch vụ tốt nhất và tốc độ nhất. Còn nếu bạn xác định chất lượng hàng đầu là mục tiêu trọng tâm, xin đừng cung cấp những sản phẩm tầm thường! Nếu bạn cam kết mức giá bên bạn là tốt nhất, hãy giữ lời hứa đó. Nếu bạn không thật sự đáp ứng nhu cầu mà bạn đã cam kết với khách hàng, họ sẽ nhanh chóng rời bỏ bạn mà đi. Hãy luôn ghi nhớ điều này!

Sai lầm tiếp thị thứ 5: Quên, hoặc không nhận ra, rằng bạn vừa phải bán hàng, vừa phải tìm cách giải quyết các vấn đề kinh doanh. Giảm giá thôi là chưa đủ!

7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp
7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp vấn đề về tồn kho sản phẩm, bạn sẽ làm gì? Bạn có thể chấp nhận bán hoà vốn hoặc lỗ nhẹ để thu hồi lại số vốn nằm trong kho hàng đó. Cho khách hàng và khách hàng tiềm năng thấy được rằng, bạn thật sự đang có sẵn hàng, chất lượng vẫn đảm bảo tốt và chỉ không phù hợp với mùa vụ nữa. 

Tuy nhiên, hãy thêm vào đó một bộ định tính loại trừ trong ngoặc đơn như sau: “Chúng tôi chỉ cung cấp sản phẩm này với giá ưu đãi cho khách hàng thân thiết nhất như một món quà tri ân…”; “Ưu đãi này chỉ dành cho khách hàng mới”; “Chúng tôi chỉ cung cấp sản phẩm này cho những khách hàng đã mua sản phẩm.. (một sản phẩm cụ thể đã bán trong doanh nghiệp bạn)”… Bạn có thấy sự khác biệt ở đây?

7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp
7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp
Trên thực tế, có một điểm quan trọng cực kỳ cần thiết là khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn sẽ không hiểu và không đánh giá cao một giá trị, một món hời, một dịch vụ hoặc một lợi ích trừ khi hoặc cho đến khi bạn chỉ ra cho họ giá trị của nó (giáo dục khách hàng).

Và nhiệm vụ của bạn là phải cho họ thấy được, truyền tải được đến họ để khách hàng nhận ra giá trị thật sự mà họ sẽ nhận được. Việc chỉ cung cấp một sản phẩm hoặc một dịch vụ ở một mức giá (thậm chí là mức giá tốt nhất) sẽ không tạo ra sự phấn khích hoặc phản hồi tốt cho đến khi bạn cho họ thấy rõ ràng sản phẩm/dịch vụ này tốt và giá trị hơn sản phẩm/dịch vụ khác và vì sao bạn lại có thể cung cấp được giá trị đó cho khách hàng.

Điều này có thể áp dụng cho bất kỳ vấn đề nào. Hãy cùng phân tích trường hợp khác nhé: Doanh nghiệp bạn có sản phẩm được bán theo hình thức ORDER (đặt hàng trước) và gặp sự cố về thời gian giao hàng dự kiến; hàng hoá không kịp về đúng thời gian đã hẹn giao với khách hàng. Bạn sẽ làm gì? Điều đầu tiên là đừng thừa nhận lỗi về bạn! Đó là cách tự đưa doanh nghiệp vào thế bị động và không khác gì với việc doanh nghiệp đang “tự sát” – một sai lầm tiếp thị nghiêm trọng bạn cần lưu ý! 

Hãy thẳng thắn thừa nhận và trung thực với khách hàng, liên hệ với từng khách hàng và cho họ thấy vấn đề cụ thể là gì, vì sao bạn không thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng đúng hẹn và cho khách hàng biết được khi nào thì họ sẽ nhận được sản phẩm.

7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp
7 sai lầm tiếp thị lớn nhất thường gặp

Sai lầm tiếp thị thường gặp phải ở đây là không cho khách hàng biết lí do! Hãy cho khách hàng lí do để tiếp tục chờ đợi sản phẩm từ bạn mà vẫn cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Một món quà nhỏ, một phiếu giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo hoặc giảm giá 10% – 20% cho chính đơn hàng so với giá ban đầu sẽ không khiến bạn tốn kém quá nhiều, cũng như không gây thiệt hại đến doanh thu bằng việc khách hàng buộc bạn phải hoàn trả khoản đặt đọc.

Vậy nên hãy xem xét về những phương án đó để khách hàng thật sự thấy được sự chân thành từ bạn. Dù bạn lựa chọn phương án nào, hãy cho khách hàng thấy lý do bạn làm như vậy, xin lỗi vì sự cố, cảm ơn vì đơn hàng của họ và thành thật với khách hàng, cho khách hàng một lời đảm bảo bảo rằng doanh nghiệp sẽ khắc phục vấn đề và sẽ được thực hiện đúng thời gian và phương pháp như vậy.

Đọc tiếp Phần 3 và cả Phần 1 nếu bạn chưa đọc nhé! 

Related Articles

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *